Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc là bước tiến mới của Y học hiện đại, nguồn hy vọng mới cho các bệnh nhân có cơ hội thoát khỏi nguy cơ phải phẫu thuật thay thế khớp sụn từ bộ phận khác hoặc sụn khớp nhân tạo. Phương pháp này đặc biệt ưu việt cả về thời gian điều trị và hiệu quả điều trị. Trong tương lai, điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc cần được nhân rộng phổ biến để giúp đỡ thêm nhiều bệnh nhân hơn.
Thoái hóa khớp gối là loại bệnh xương khớp rất phổ biến. Vị trí khớp gối là điểm phải chịu áp lực cao nhất từ trọng lực cơ thể, vì thế chuyện thoái hóa khớp là rất dễ hiểu, đặc biệt thường thấy ở người già, người phải lao động khuân vác nặng, người phải vận động nhiều với khớp gối như vận động viên, kể cả là những người lười vận động hay ngồi cố định một chỗ. Tỷ lệ người mắc bệnh thoái hóa khớp gối của nước ta là khá cao, khoảng 2/10 người trong số các bệnh nhân đến khám bệnh liên quan đến khớp theo thống kê từ các bệnh viện.
NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI THÔNG THƯỜNg
Bệnh thoái hóa khớp gối được chia thành 4 cấp độ từ 1 đến 4 – từ nhẹ đến nặng, và với mỗi mức độ bệnh được đánh giá, bác sĩ sẽ có những phương pháp điều trị áp dụng phù hợp khác nhau.
Bản thân sụn khớp không có mạch máu nuôi dưỡng trực tiếp, mà nó chỉ nhận nguồn dinh dưỡng một cách gián tiếp qua khớp xương và dịch khớp xung quanh. Vậy nên, một khi bị tổn thương, sụn sẽ rất khó để hồi phục lại, người bệnh chỉ còn cách chấp nhận sống chung với điều đó hoặc phẫu thuật thay thế khớp. Những phương pháp điều trị bệnh phổ biến hiện nay gồm hai dạng: điều trị bảo tồn và phẫu thuật can thiệp.
Điều trị bảo tồn: sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm, giãn cơ, tiêm corticoid trực tiếp vào khớp và thực hiện các bài tập chữa đau khớp gối tại nhà hiệu quả hoặc cải thiện dần dần khá chậm chạp.
Phương pháp này áp dụng khi bệnh trong cấp độ 1 – 2 – 3 hoặc phục hồi chức năng sau phẫu thuật.
Phẫu thuật điều trị: mổ để loại bỏ những yếu tố gây cứng khớp gối, biến chứng từ thoái hóa sụn khớp gối gây ra, ví dụ như gai khớp. Trường hợp bắt buộc, bệnh nhân sẽ được thay thế sụn bằng một đoạn khớp ở vị trí ít sử dụng đến, hoặc khớp nhân tạo.
Phương pháp này áp dụng ở mức độ bệnh cấp 4.
Tuy nhiên, cả hai hướng điều trị trên đều có những nhược điểm không mong muốn, hoặc là hiệu quả không đến nơi, thuốc Tây y lại hại dạ dày và gan, hoặc là dễ để lại nhiều di chứng, biến chứng nguy hiểm, chức năng sụn khớp cũng không được phục hồi như ban đầu. Kể cả một phương pháp rất phổ biến là tiêm trực tiếp chất nhờn vào khớp cũng không thể đáp ứng được hiệu quả như mong đợi.
ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI BẰNG TẾ BÀO GỐC CÓ GÌ KHÁC BIỆT?
ĐÂY LÀ PHƯƠNG PHÁP GÌ?
Tế bào gốc được lấy từ chính cơ thể của người bệnh, sau đó sẽ cấy ghép lại vào chính mô sụn bị thoái hóa tại khớp gối của bệnh nhân, từ đó sụn sẽ được kích thích phục hồi trở lại, bệnh nhân hoàn toàn có cơ hội thoát khỏi việc phẫu thuật thay thế khớp và cơ hội hồi phục chức năng vận động cho sụn khớp của mình.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc đang được áp dụng ở mức độ 2 – 3 của bệnh.
Những tế bào gốc (tế bào mầm) có thể được chiết xuất từ nhiều bộ phận trên cơ thể, ví dụ như mô mỡ, tủy xương, máu, da, cơ vân… nhưng phổ biến nhất vẫn là lấy từ mô mỡ ở bụng.
THỜI GIAN ĐIỀU TRỊ NHANH BẤT NGỜ, BỆNH NHÂN KHÔNG CẦN NHẬP VIỆN
Việc điều trị theo phương pháp mới hết sức ưu việt này về hình thức khá đơn giản, vậy nên quá trình thực hiện không tốn quá nhiều thời gian, quy trình chuẩn bị, kiểm tra và theo dõi cũng không quá phức tạp. Tùy theo tình trạng thoái hóa và cơ thể mà thời gian điều trị theo phương pháp này sẽ có chút khác nhau, nhưng thông thường bệnh nhân chỉ mất khoảng 2 ngày nằm viện, thậm chí có nhiều những trường hợp ghi nhận những ca sáng nhập viện, chiều ra viện.
QUY TRÌNH TIẾN HÀNH ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI BẰNG TẾ BÀO GỐC:
· Tiến hành nội soi rửa sạch khớp, loại bỏ những gai sụn phát triển từ sụn khớp thoái hóa gây cứng khớp. Nội soi được tiến hành khá nhanh và đơn giản, không quá đau.
· Lấy tế bào gốc từ bộ phận được chỉ định. Tế bào gốc này sẽ được biệt hóa trở thành tế bào sụn và phát triển lên thành mô sụn mới. Bác sĩ sẽ lấy thêm huyết tương tiểu cầu để kết hợp với tế bào gốc. Nhiệm vụ của huyết tương tiêu cầu là chống viêm và kích thích cho quá trình hình thành, tái tạo mô sụn diễn ra nhanh hơn, hiệu quả hơn.
· Tiến hành tiêm tế bào gốc đã được biệt hóa thành tế bào sụn và huyết tương tiểu cầu vào khớp gối, bắt đầu một sự phục hồi mới rất tự nhiên của cơ thể.
Hiệu quả mà phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc này cho hiệu quả mà ít có phương pháp nào trước nay có thể làm được. Có thể nói đây là bước tiến ưu việt của Y học hiện đại, mang lại nhiều hy vọng mới cho những bệnh nhân thoái hóa khớp gối nói riêng và các loại bệnh xương khớp nói chung. Thậm chí, phương pháp tế bào gốc còn đang được nghiên cứu để áp dụng cho việc điều trị nhiều loại bệnh hơn nữa. Đến cuối cùng, trên đầu gối của bệnh nhân cũng chỉ để lại hai lỗ nội soi, đồng thời cũng là để cấy ghép tế bào gốc vào sụn.
Phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc nhìn chung không quá tốn kém theo ước tính ban đầu, và cũng đang được nghiên cứu phổ rộng hơn cho nhiều lượt bệnh nhân với cả những mức độ bệnh nặng hơn. Hiện nay, nước ta còn có ngân hàng tế bào gốc để mỗi bệnh nhân có thể gửi tế bào gốc vào nuôi dưỡng trước, giảm được chi phí chiết tách nếu sau này có bệnh.
Nguồn: chuabenhxuongkhop.org