Đăng ký tư vấn
English
Tiếng Việt
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG: 0969.311.088 / 0915.150.582
facebookgoogleyoutubetwiter

ĐIỀU TRỊ TIỂU ĐƯỜNG BẰNG TẾ BÀO GỐC

Cập nhật: 26/07/2018
Lượt xem: 3332
Hiện nay số người bị bệnh tiểu đường trên thế giới ngày càng tăng, 80% sống tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Theo số liệu của Liên đoàn đái tháo đường quốc tế năm 2015, số người trưởng thành bị mắc bệnh tiểu đường lên đến 422 triệu người, số tử vong do tiểu đường là 1,5 triệu/1 năm. Ở Việt Nam, số người bị bệnh tiểu đường có xu hướng tăng nhanh. Theo số liệu của Bộ Y tế, trong 10 năm gần đây tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường trong cộng đồng đã tăng gấp 2 lần từ gần 3% dân số lên đến 5,4%. Ước tính nước ta có khoảng 3 triệu người bệnh. Được gọi là “kẻ giết người thầm lặng”, nhiều người không biết là mình bị bệnh, bệnh tiểu đường tiến triển từ từ nhưng để lại hậu quả rất trầm trọng: đột quỵ, mù lòa, nhồi máu cơ tim, suy thận, liệt dương, tổn thương bàn chân, loét chân, nhiều trường hợp phải cắt cụt chân.
 
 
 
Vậy bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tuyến tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.

Bệnh tiểu đường có 2 loại: tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2.

Bệnh tiểu đường type 1 hay còn gọi là tiểu đường phụ thuộc insulin. Bệnh tiểu đường type 1 chiếm khoảng 10-15% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường xảy ra ở trẻ em hoặc thanh niên, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào. Bệnh tiểu đường  type 1 gây ra là do các tế bào β tuyến tụy không sản xuất insulin. Bình thường, insulin có chức năng đưa glucose từ máu vào tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Không có insulin, glucose sẽ tăng cao trong máu. Theo thời gian, glucose tăng cao trong máu sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng về tim, mắt, thận, thần kinh, răng miệng….
 
Bệnh tiểu đường type 2 chiếm khoảng 90-95% trong tổng số bệnh nhân bệnh tiểu đường, thường gặp ở lứa tuổi trên 40, nhưng trong những năm gần đây có xu hướng trẻ hóa, bệnh xuất hiện ngày càng nhiều ở lứa tuổi 30, thậm chí cả lứa tuổi thanh thiếu niên. Bệnh nhân thường không phát hiện ra bệnh vì không có biểu hiện triệu chứng và thường chỉ được phát hiện tình cờ khi đi xét nghiệm máu hoặc khi có biến chứng như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loét bàn chân, thị lực giảm mạnh...

Bệnh tiểu đường type 2 xảy ra khi các tế bào β tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể giảm đáp ứng với tác dụng của insulin (đề kháng với insulin), dẫn đến nồng độ đường trong máu cao.
 
 
Triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Bệnh tiểu đường có 3 triệu chứng chính sau đây:
  • Hay khát nước;
  • Đi tiểu nhiều, đặc biệt ban đêm;
  • Hay đói, sút cân nhanh: sút 5-6 kg trong vòng 3 tháng.
Chẩn đoán bệnh tiểu đường.
Chẩn đoán bệnh tiểu đường dựa vào xét nghiệm máu.
  • Đường huyết lúc đói ≥ 125 mg/dl (≥ 7 mmol/l) thử ít nhất 2 lần liên tiếp.
  • Đường huyết sau ăn 2 giờ hoặc bất kỳ ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l).
Định lượng HbA1C: ngoài xét nghiệm đường huyết, HbA1C cũng là một xét nghiệm giúp cho việc chẩn đoán xác định bệnh tiểu đường mang lại kết quả chính xác. Glucose trong máu có thể gắn kết với hemoglobin (phần mang oxy) của hồng cầu để tạo nên một phức hợp gọi là HbA1c (Hemoglobin glycosylat). Khi glucose gắn kết với hemoglobin, nó sẽ ở đó và tồn tại đến hết đời sống của hồng cầu kéo dài khoảng 3 tháng. Như vậy nếu nồng độ glucose trong máu càng cao thì lượng glucose gắn vào hemoglobin của hồng cầu càng nhiều, và như vậy nồng độ HbA1c cũng sẽ gia tăng. Định lượng HbA1C đánh giá hồi cứu tình trạng đường huyết 2-3 tháng gần đây. Đường huyết cân bằng tốt nếu HbA1c < 6,5%.
 

Các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Nếu không được điều trị tốt, bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng trầm trọng, có thể làm bệnh nhân tàn phế, thậm chí tử vong.
- Biến chứng cấp tính:Tăng đường huyết quá cao có thể đưa bệnh nhân vào hôn mê và tử vong; 
 - Biến chứng tim và mạch máu: tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch như bệnh mạch vành với cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch và tăng huyết áp;
- Biến chứng thần kinh: Cảm giác như kiến bò, tê chân, mất cảm giác chi, rối loạn cương dương;
Biến chứng thận: gây suy thận
- Biến chứng ở mắt: gây tổn thương mạch máu ở võng mạc, dẫn tới giảm thị lực hay mù lòa;
- Biến chứng ở chân: Tổn thương thần kinh chi dưới, giảm tưới máu, tăng nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng ở bàn chân, cắt cụt bàn chân, chân;
- Tổn thương ở da và miệng: da dễ bị nhiễm trùng, nhiễm nấm, gây viêm lợi, rụng răng...
- Loãng xương: giảm đậm độ xương, tăng nguy cơ gãy xương.
                           Cơ chế phát triển bênh tiểu đường type 2
 
Điều trị bệnh tiểu đường bằng tế bào gốc.

Hiện nay các tế bào gốc trung mô (MSC) được ứng dụng như một phương pháp điều trị phục hồi mới đối với nhiều loại bệnh do tính chất đa năng của chúng (đó là những tế bào có khả năng biệt hóa thành  nhiều loại tế bào của cơ thể từ một tế bào ban đầu)
 
Tế bào gốc trung mô điều trị bệnh tiểu đường typ 1

Ở những bệnh nhân bị mắc bệnh tiểu đường typ 1, do những nguyên nhân chưa được xác định, hệ miễn dịch của họ tấn công và tiêu diệt các tế bào beta của tuyến tụy (là các tế bào sản xuất ra insulin), làm cho cơ thể không thể kiểm soát được lượng đường trong máu một cách tự nhiên.

Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu và có nhiều phương pháp điều trị bệnh tiểu đường typ 1, nhưng số người mắc bệnh trên toàn thế giới vẫn không ngừng tăng. Vấn đề dự phòng và các liệu pháp điều trị bệnh tiểu đường typ 1 được ưu tiên hàng đầu, vì những biến chứng nặng nề do bệnh tiểu đường gây ra và những tổn thất lớn về mặt kinh tế. Nhiệm vụ đặt ra là tìm được các phương thuốc an toàn và hiệu quả để ngăn ngừa hoặc điều trị ổn định bệnh tiểu đường typ 1.
   
Theo ý kiến của nhiều nhà khoa học, liệu pháp điều trị tốt nhất đối với bệnh tiểu đường typ 1 là thay thế những tế bào bị phá hủy của các đảo tuyến tụy bằng những tế bào khỏe mạnh để chúng có thể kiểm soát được lượng đường ở trong máu và sản xuất ra insulin. Phương pháp này đã được ứng dụng để điều trị cho hàng trăm bệnh nhân, tuy nhiên có một nhược điểm lớn là hệ miễn dịch tấn công các tế bào được cấy ghép, vì vậy bệnh nhân phải sử dụng thuốc điều hòa miễn dịch suốt đời.

Những vấn đề tồn tại nêu trên đòi hỏi phải tìm được các biện pháp mới để dự phòng và điều trị bệnh tiểu đường typ 1, vì các phương pháp sử dụng thuốc điều hòa miễn dịch, kháng nguyên tự thân và liệu pháp ăn uống mang lại những kết quả rất khác nhau. 
 
 
Phương pháp mới là sử dụng các tế bào gốc trung mô (MSC) để can thiệp vào hệ miễn dịch khi điều trị bệnh nhân bị tiểu đường typ 1, dự phòng những biến chứng có thể xảy ra và bảo vệ những tế bào được cấy ghép. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, do có sự lưu hành trong thời gian dài của Cytokin IL-10 gây viêm trong cơ thể, có sự hoạt hóa các tế bào T, NK, B và các tế bào đuôi gai, dẫn đến phát triển bệnh tiểu đường tự miễn. Do vậy, việc sử dụng tế bào gốc trung mô sẽ loại trừ quá trình tự miễn nhờ hệ thống điều hòa miễn dịch, bởi vì các tế bào gốc trung mô có đặc tính điều hòa miễn dịch.  Nhờ tự tổng hợp được các yếu tố hòa tan,  các tế bào gốc trung mô có thể làm thay đổi sự bài tiết của các tế bào đuôi gai, dẫn đến làm tăng tổng hợp chất Cytokin kháng viêm IL-10  và giảm sản xuất IFN-γ и IL-12. Các tế bào gốc trung mô có thể gây ức chế sản xuất tế bào T và làm tăng số lượng CD4 +, CD25 +, FoxP3 + điều hòa tế bào T, gây ức chế đáp ứng miễn dịch.  Các tế bào gốc trung mô có thể gây ức chế sự phát triển của tế bào B và bài tiết IgG. 

Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, nuôi cấy tế bào gốc trung mô trong môi trường có các tế bào lympho hoạt tính hoặc phối hợp với IFN-γ, TNF-α, IL-1α, hoặc IL-1β làm tăng khả năng ức chế miễn dịch của chúng. Điều đó có nghĩa rằng, trong một số trường hợp cụ thể, các chất Cytokin gây viêm có thể gây tác động ức chế miễn dịch. Vì lý do này mà trước đây người ta đã ứng dụng các tế bào gốc trung mô trong điều trị hàng loạt các bệnh tự miễn có hiệu quả, trong đó có bệnh viêm khớp dạng thấp, luput  ban đỏ hệ thống, bệnh xơ cứng lan tỏa và các bệnh khác. 

Tế bào gốc trung mô điều trị bệnh tiểu đường typ 2
 
Bệnh tiểu đường typ 2 gây ra do có sự kết hợp của các yếu tố di truyền và không di truyền, dẫn đến hiện tượng kháng insulin và thiếu insulin. Các yếu tố góp phần gây nên bệnh tiểu đường typ 2 bao gồm: tuổi cao, dinh dưỡng giàu calo, béo phì, béo bụng, ít vận động. Bênh nhân mắc bệnh tiểu đường typ 2 chiếm khoảng 85-90% các trường hợp trong hội chứng tiểu đường. Đối với bệnh nhân mắc tiểu đường typ 2 bắt buộc phải dùng thuốc hạ đường huyết, chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và rèn luyện thể lực để giảm cân. Trong một số trường hợp bệnh nhân phải tiêm insulin.

Điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin và các thuốc hạ đường huyết khác, thực chất chỉ là điều trị triệu chứng, không thể chữa khỏi được cho bệnh nhân, mà chỉ làm chậm lại quá trình phát triển của những biến chứng muộn. Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường đúng duy nhất là phục hồi những tế bào beta bị phá hủy. Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng các công nghệ tế bào, mà trước hết là các tế bào gốc trung mô. Do các tế bào gốc trung mô có tác dụng kháng viêm, điều này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc duy trì dung nạp thuốc ngoại vi.

Năm 2015 tại Viện nghiên cứu khoa học về bệnh tiểu đường Hoa Kỳ, dưới sự hướng dẫn của giáo sư Jay Skyler, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu những bệnh nhân sử dụng tế bào gốc trung mô qua đường tiêm tĩnh mạch. Tham gia nghiên cứu gồm 61 bệnh nhân là người trưởng thành bị bệnh tiểu đường typ 2. Những người tham gia thử nghiệm được chia làm 2 nhóm: nhóm 1 được tiêm tĩnh mạch các tế bào gốc trung mô (MSC) với các nồng độ khác nhau; nhóm 2 – nhóm chứng (placebo).
 
Tất cả bệnh nhân tham gia thử nghiệm đều được chẩn đoán là tiểu đường typ II với mức HbA1c ≥ 7,0 %, cao hơn so với mức bình thường, mặc dù họ đang được điều trị bằng các thuốc hạ đường huyết.
Sau 12 tuần thử nghiệm, không có bệnh nhân nào có kết quả kém. Không có bệnh nhân nào trong nhóm thí nghiệm không phát hiện được kháng thể HLA với các tế bào gốc trung mô của người hiến máu. Ngoài ra, ở tất cả bệnh nhân nhóm thí nghiệm, mức  HbA1c đều giảm đáng kể so với nhóm chứng, tiếp tục giảm theo thời gian điều trị, không phụ thuộc vào nồng độ tế bào gốc trung mô được tiêm. Ở nhóm chứng, nồng độ đường trong máu trước và sau thử nghiệm đều giữ ở mức cao.
Như vậy,  kết quả thu được ở nhóm bệnh nhân tiểu đường cho thấy, sau khi sử dụng tế bào gốc trung mô,  nồng độ đường trong máu giảm rõ rệt, giảm tới mức bình thường, chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được nâng lên rõ rệt.
Theo dõi bệnh nhân từ 6-12 tháng sau khi điều trị bằng tế bào gốc trung mô đã chứng minh hiệu quả điều trị rõ rệt của liệu pháp tế bào đối với bệnh tiểu đường. Theo ý kiến của các chuyên gia Mỹ, sở dĩ đạt được hiệu quả điều trị như vậy là do có sự suy yếu phản ứng tự miễn dịch của cơ thể đối với các tế bào β sản xuất ra insulin và có sự tái tạo tế bào của tuyến tụy. Trong thử nghiệm trên động vật thí nghiệm của các tác giả thuộc các trung tâm nghiên cứu nước ngoài cũng đã chứng minh được cơ chế như đã nêu ở trên.

Theo ý kiến của giáo sư Jay Skyler, phương pháp điều trị bằng tế bào gốc trung mô là phương pháp không những an toàn, mà còn hiệu quả. Giáo sư cũng cho biết, hiện nay trên thế giới các nhà khoa học rất quan tâm đến nghiên cứu ứng dụng của tế bào gốc trong nhiều lĩnh vực của y học, trong đó có tác dụng kháng viêm. Giáo sư  Skyler nói: «Bệnh tiểu đường typ  II thường kèm theo các triệu chứng viêm, các triệu chứng này có thể được khắc phục nhờ các tế bào gốc trung mô. Khi các triệu chứng viêm thuyên giảm thì các tế bào beta làm việc tốt hơn, dẫn đến giảm kháng insulin của tế bào».
 
Dự phòng những biến chứng muộn bằng tế bào gốc trung mô 
 
Tăng đường huyết mạn tính khi bị tiểu đường có thể dẫn đến những biến đổi về chuyển hóa, nội tiết và sinh lý trong cơ thể, những biến đổi này sẽ dẫn đến biến chứng thứ phát với nguy cơ tử vong cao. 

Nguy cơ của những biến chứng muộn do tiểu đường có thể xảy ra, nếu như bệnh nhân không giữ được lượng đường trong máu ở phạm vi cho phép. Khi lượng đường trong máu dư thừa trong thời gian dài làm tổn hại đến thành mạch và dây thần kinh, khi vào mạch máu đường biến thành các độc tố đối với tế bào.
Nhiệm vụ quan trọng đối với cả bác sĩ và bệnh nhân là không để xảy ra biến chứng, bởi vì chức năng của các cơ quan bị tổn thương trong cơ thể rất khó trở lại mức bình thường. Nhiệm vụ lớn lao của các nhà nghiên cứu là thực hiện được khả năng đó. Hiện nay trên thế giới các nhà khoa học đang tiến hành hàng loạt các nghiên cứu thực nghiệm, trong đó vị trí hàng đầu về hiệu quả phục hồi và dự phòng những biến chứng của bệnh tiểu đường là các tế bào gốc trung mô. 
Như vậy, Các kết quả nghiên cứu và thử nghiệm của các nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định ưu thế vượt trội của tế bào gốc trung mô trong điều trị bệnh tiểu đường. Kết quả sau khi sử dụng tế bào gốc trung mô, các tế bào beta của tuyến tụy được phục hồi chức năng sản xuất ra insulin, nồng độ đường trong máu của bệnh nhân trở về mức bình thường, bệnh nhân không phải sử dụng các thuốc hạ đường huyết nữa, tránh được biến chứng và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân được nâng lên rõ rệt.
Các sản phẩm tế bào gốc có hiệu quả nhất trên thị trường hiện nay, được sản xuất trong một phòng thí nghiệm tiên tiến và vô trùng ở Quận Ginza Tokyo (ảnh dưới). Sản phẩm này được  sản xuất theo công nghệ của LB Nga và thiết kế theo tiêu chuẩn cao cấp của Nhật Bản về sản xuất và liệu pháp tế bào. Tất cả các sản phẩm tế bào xuất sang các nước Đông Nam Á đều được sản xuất trong phòng thí nghiệm này và thuộc Công ty Cells Power Japan.

Theo Altai sibiri

Hãy để chúng tôi tư vấn cho bạn
  • Tư vấn viên 2
    Ms. Phương
    Điện thoại: 091 515 0582
     Zalo,viber: 091 515 0582
  • Tư vấn viên 1
    BS.Sơn
    Điện thoại: 0866 847 115
     Skype: BS.Sơn
     Zalo,viber: 0866 847 115
Đăng ký lịch tư vấn trực tuyến
( Hãy gọi 0969.311.088 / 0915.150.582 hoặc gửi câu hỏi để được tư vấn miễn phí )
Đăng ký Hủy bỏ Ô có dấu * bắt buộc phải điền đủ thông tin
Bình luận Facebook
Bình luận Google+
Danh mục dịch vụ
Thư viện hình ảnh
Các ảnh du lịch
Ngày đăng: 07/02/2018
Lượt xem: 3223
Gửi xe ôtô, xe máy miễn phí
Liên hệ với chúng tôi

Địa chỉ: Số 6 Yecxanh, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
Tư vấn: 0969 311 088 - 0915 150 582 (Ms. Phương)
Website: hana-med.com - Email: support@hana-med.com
Liên hệ với chúng tôi

nha khoa lavita

Địa chỉ: Số 6 Yecxanh, Phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
Điện thoại: 0915.150.582
Hotline: 0969.311.088 / 0915.150.582
Email: support@hana-med.com
Website: hana-med.com 
Facebook: Điều trị ung thư và Tế bào gốc tại Nhật Bản

nha khoa lavita

Bản quyền thuộc về hana-med.com . All rights reserved.
Quý khách có nhu cầu đăng ký khám, vui lòng điền thông tin theo form bên dưới và gửi cho chúng tôi. Chân thành cảm ơn!
ĐĂNG KÝ
NHẬP LẠI
Ô có dấu * Bắt buộc phải điền đủ thông tin
Tổng truy cập: 1.042.494
Số người online: 20
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline
0915.150.582
  • Tư vấn viên 1Tư vấn viên 2Điện thoại: 091 515 0582Zalo, viber: Ms. Phương
  • Tư vấn viên 2Tư vấn viên 1Điện thoại: 0866 847 115Skype: BS.SơnZalo, viber: BS.Sơn
1