TẾ BÀO GỐC LÀ GÌ?
Trong cơ thể của chúng ta có rất nhiều tế bào, các tế bào đều có tuổi thọ nhất định, có loại tuổi thọ ngắn như da và máu. Để đảm bảo mô liên tục được thay thế, trong tổ chức đó có những tế bào có khả năng tăng sinh và biệt hóa thành tổ chức đó để bổ sung những tế bào đã bị mất. Quá trình này còn xẩy ra với cả những mô bị thương tổn. Những tế bào có chức năng như vậy gọi là “tế bào gốc” của tổ chức. Nhờ có những “tế bào gốc” này chỉ từ hợp tử đã trở thành một cơ thể đầy đủ các cơ quan, và sau khi trưởng thành chúng vẫn giúp cơ thể duy trì sự toàn vẹn của cơ quan hàng ngày trước sự tự chết của tế bào và tổn thương do bên ngoài tác động.
Đặc điểm của tế bào gốc: (Bao gồm có 2 tính năng)
1- Khả năng biệt hóa:
Khả năng biệt hóa thành các tế bào khác nhau tạo ra cơ thể của chúng ta như da, hồng cầu, tiểu cầu,...
2- Khả năng tự nhân bản:
Khả năng có thể phân tách thành tế bào có khả năng hoàn toàn giống với mình, tóm lại là khả năng tế bào gốc phân thân thành tế bào gốc
Phân loại tế bào gốc (có 2 loại chính)
① Tế bào gốc đa năng
Tế bào gốc có nguồn gốc từ phôi gọi là tế bào ES (tế bào gốc phôi).Còn tế bào gốc được tạo ra bởi bất cứ tế bào trong cơ thể mang đặc tính như tế bào gốc gọi là “tế bào gốc đa năng” (Pluripotent Stem Cell).
“Tế bào gốc đa năng” có thể tạo ra các tế bào khác nhau có trong cơ thể của chúng ta. Cho tới khi Giáo sư Yamanaka của đại học Tokyo phát biểu về sự hình thành của tế bào gốc đa năng iPS, trọng tâm y học tái sinh vẫn tập trung vào tế bào ES, việc sử dụng iPS trong y học tái sinh còn nhiều ý kiến trái chiều.
Tế bào ES là tên viết tắt của “Embryonic Stem Cell” (tế bào gốc phôi), là tế bào gốc được tạo ra bằng cách sử dụng khối tế bào bên trong của phôi. Phôi được hình thành từ hợp tử phân ly nhiều lần, trở thành khối của khoảng 100 tế bào. Cái lấy ra từ tế bào ở phía trong của phôi này và nuôi cấy gọi là tế bào gốc phôi (ES).
Năm 1981, Evans ngưởi Anh đã lần đầu tiên tạo ra tế bào gốc ES từ chuột. Năm 1998, Thompson của Mỹ đã thành công trong việc tạo ra tế bào ES từ người. Tế bào ES có thể duy trì gần như mãi mãi, có thể làm biệt hóa với các tế bào này thành tế bào khác nhau nên rất được kỳ vọng với vai trò là khởi nguồn của y học tái sinh.
Mặc dù có thể tạo ra tế bào và nội tạng từ tế bào ES nhưng đối với bệnh nhân được cấy ghép thì đây là tế bào của “người khác” nên gặp phải phản ứng từ chối mảnh ghép giống như trong ghép tạng.
Thêm vào đó, nếu không phá hủy “phôi” thì sẽ không thể lấy được tế bào ES. Hiện nay, Phôi được sử dụng để lấy tế bào ES là các “phôi dư thừa” không cần thiết trong điều trị vô sinh, sau khi đã nhận được sự đồng ý của người cung cấp. Bên cạnh đó, vẫn còn vấn đề về đạo lý khi mà phá hủy phôi tức là phá hủy nguồn gốc một sinh mạng.
Tất cả các tế bào trong cơ thể của chúng ta đều có nguồn gốc từ chỉ một hợp tử, và có cùng một bộ gen, Khi tế bào biệt hóa thành tổ chức ổn định thì ngoại trừ gen cần thiết, các gencòn lại bị khóa nên không đọc được thông tin. Do đó sẽ không có việc máu sẽ trở thành da, hay da sẽ trở thành cơ tim,...
Nếu đưa nhóm nhân tố tái lập trình vào trong tế bào của da thì tế bào da sẽ trẻ hóa trở lại và có nhiều tính năng khá giống với tế bào gốc ES. Những tế bào gốc này gọi là tế bào gốc đa năng nhân tạo (Inducel Pluripotent Stem Cell): tế bào iPS. Nó được đặt tên bởi giáo sư Yamanaka, là người đầu tiên trên thế giới đã chế tạo ra.
Tế bào iPS này vượt qua vấn đề luân líđạo đức khi sử dụng tế bào ES, nhưng mặt khác hiệu quả chuyển dịch thành tế bào gốc chưa cao, ngoài ra, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ ung thư cao hơn tế bào ES.Nên ở giai đoạn hiện tại nó vẫn chưa đạt đến sự phổcập lâm sàng trên toàn thế giới.
② Tế bào gốc mô
Tại các mô đã biệt hóa, vẫn tồn tại các Tế bào gốc mô đang liên tục tạo ra sự thay thế của tế bào sắp biến mất trong mô và cơ quan nội tạng: như da, mỡ hay máu gọi là “tế bào gốc mô”.
Tế bào gốc mô không phải có thể chuyển thành bất cứ tổ chức nào, ví dụ: tế bào gốc tạo máu thì sẽ là tế bào máu, nếu là tế bào gốc tạo hệ thần kinh thì sẽ tạo tế bào của hệ thần kinh.
Tuy nhiên, tế bào gốc “trung mô” tồn tại trong tủy sẽ biệt hóa thành cơ bắp, sụn, mỡ và thần kinh, tức là rõ ràng là nó đang có “khả năng đa biệt hóa”. Chúng có thể trở thành các tế bào khác nhau giống như tế bào ES và tế bào iPS. Đương nhiên, nó chưa được xác nhận là có thể biệt hóa thành tất cả các tế bào như tế bào ES và tế bào iPS. Vào năm 2003 nó bắt đầu được sử dụng trong nghiên cứu trị liệu phổi ở đại học Yamaguchi, năm 2007 thì nó bắt đầu được nghiên cứu làm cho biệt hóa thành xương ở đại học Kyoto.
Tại thời điểm tháng 7 năm 2013, chỉ tính riêng tại Nhật đã có trên 80 nghiên cứu lâm sàng sử dụng tế bào gốc trung mô đang được thực hiện. Ngoài ra, ở nước ngoài thì việc trị liệu bệnh viêm xương khớp bằng cách tiêm vào trong khớp đang được thực hiện, việc trị liệu các bệnh khó như bệnh nhồi máu não, bệnh đa xơ cứng cũng đang được thực hiện rộng rãi. Trị liệu dự phòng chống lão hóa (antiaging) cũng đang được thực hiện.
Những năm gần đây, người ta đã biết được rằng tế bào gốc có nguồn gốc từ trung mô tồn tại trong tủy và tồn tại nhiều trong mỡ dưới da.
●Đặc trưng trị liệu sử dụng tế bào gốc nguồn gốc từ trung mô
1) Khác với tế bào ES, đây là tế bào có nguồn gốc từ tế bào của chính mình nên không có vấn đề về mặt luân lí. Không có sự phản ứng của việc thải loại mảnh ghép.
2) Khác với tế bào iPS, không cần thao tác gen.
3) Khác với tế bào ES và tế bào iPS, không có báo cáo về việc ung thư hóa.
4) Là tế bào có khả năng đa biệt hóa giống với tế bào ES và tế bào iPS.
5) Dù ở trong tủy hay ở trong mỡ, khi lấy cũng ít bị nhiễm ký sinh.
6) Chưa được xác nhận là sẽ biệt hóa thành tất cả các tế bào như tế bào ES và tế bào iPS nên việc áp dụng trong trị liệu bị giới hạn ở mức độ nào đó.