1.Bồi bổ quá mức
Nhiều bệnh nhân sau khi điều trị ung thư, thể chất suy nhược đi nên tích cực bồi bổ. Lại có những bệnh nhân thậm chí trong một thời gian ngắn mà bồi bổ quá lượng các thực phẩm như nhân sâm, đông trùng hạ thảo, nấm linh chi, rùa.. như vậy là không đúng.
Bệnh nhân ung thư sau khi phẫu thuật, hóa xạ trị thường ăn uống kém, chức năng dạ dày suy giảm rõ rệt. Trong giai đoạn này nếu tích cực bồi bổ thì cơ thể sẽ không thể hấp thụ hết được. Khi chức năng dạ dày bị suy yếu thì sẽ dẫn đến ăn uống kém hơn, dạ dày không kịp hồi phục, hình thành nên chu kỳ ác tính, không có lợi cho sự hồi phục của bệnh nhân. Vì thế, các chuyên gia bệnh viện ung bướu Hiện đại Quảng Châu kiến nghị, việc ăn uống của bệnh nhân ung thư nên thanh đạm và hợp khẩu vị, do điều trị ung thư là cả quá trình lâu dài, việc bồi bổ không nên dồn cùng một lúc mà cần phải từ từ.
2.Giảm bớt ăn uống
Từ lâu nay, có một quan điểm sai lầm luôn tồn tại ở một số bệnh nhân ung thư: ăn uống càng tốt thì sẽ khiến khối u phát triển nhanh, cần phải giảm bớt việc ăn uống, “bỏ đói” khối u.
Tuy nhiên cho đến nay, chưa có chứng minh lâm sàng nào cho thấy hiệu quả của việc điều trị ung thư bằng phương pháp “bỏ đói khối u”. Nhưng do tình trạng dinh dưỡng của toàn cơ thể kém đi, thể lực giảm sút, nên không thể hoàn thành đủ lượng điều trị chống khối u ở bệnh là điều thường gặp. Vì thế, “bỏ đói khối u” không có cơ sở khoa học, không nên áp dụng. Và duy trì thể trạng dinh dưỡng đầy đủ mới là cơ sở nền tảng của việc điều trị.
3.Chế độ ăn uống vô phương
Rất nhiều bệnh nhân do lo lắng sau khi ăn uống khối u sẽ tái phát nên “đi lệch phương hướng”, chế độ ăn uống vô phương.
Các nghiên cứu y học hiện đại đã chứng minh, “tác nhân gây bệnh” chủ yếu do hàm lượng chất kích thích chứa trong thức ăn, protein biến thể, histamin và các chất khác gây tái phát bệnh cũ, dị ứng da...Hiện nay y học hiện đại nghiên cứu trong lĩnh vực này chưa có chứng minh nào về căn cứ chính xác cho cái gọi là “ chất tác nhân” nhất định sẽ ảnh hưởng đến sự tái phát ung thư. Và trong một số chất tác nhân có chứa hàm lượng protein, chất khoáng, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Các kiến nghị đưa ra rằng bệnh nhân ung thư không nên có “chế độ ăn uống” vô phương hướng. Cái gọi là “chế độ ăn uống” ở đây chính là căn cứ vào các loại bệnh khác nhau và tình trạng ăn uống hợp lý. Ví dụ, bệnh nhân ung thư gan không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên, thực phẩm hun khói; bệnh nhân ung thư thực quản nên tránh ăn thực phẩm thô, tránh thức ăn mốc; bệnh nhân bị cổ chướng nên hạn chế muối và nước; bệnh nhân bị tiểu cầu thấp, có hiện tượng chảy máu nhiều cần chú ý các loại thuốc và thực phẩm giúp lưu thông máu; bệnh nhân sau khi hóa trị có hiện tượng tiêu chảy cần chú ý ăn các thực phẩm thô xơ nhiều hơn một chút..