Đăng ký tư vấn
English
Tiếng Việt
TƯ VẤN KHÁCH HÀNG: 0969.311.088 / 0915.150.582
facebookgoogleyoutubetwiter

Tôi có nên nói với con cái về bệnh ung thư của mình?

Cập nhật: 04/08/2024
Lượt xem: 42
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Parkway cancer centre - Mount Elizabeth Hospital
 

Trao đổi về bệnh ung thư là một lựa chọn rất khó khăn. Và sẽ càng khó xử hơn khi bạn phải thông báo bệnh tình của mình với con cái. Việc lựa chọn che giấu con cái là điều không nên, bậc làm cha mẹ ai cũng mong muốn các con không phải gánh chịu nỗi lo âu và đau buồn khi biết tin cha mẹ mắc bệnh ung thư, bên cạnh đó có nhiều báo cáo nghiên cứu1 phát hiện rằng những đứa trẻ không biết được bệnh tình của bố mẹ lại có mức độ lo âu tăng cao hơn tưởng tượng.

Nhận được chẩn đoán ung thư là một trải nghiệm vô cùng khó khăn và đau buồn. Đột nhiên lại có hàng triệu việc bạn phải làm, trong đó bao gồm cả việc báo tin cho người thân.

Những ai có con cái sẽ khó lòng nói thật với chúng rằng mình đang mắc bệnh ung thư. Nhưng nếu càng cố gắng giấu giếm sẽ càng làm các con sợ hãi thêm, vì vậy lựa chọn nói thật về bệnh tình của mình không những giải tỏa đi nỗi lo của các con và cũng giúp cho con kiểm soát cảm xúc tốt hơn2.

Trẻ em thường có trí tưởng tượng phong phú do thiếu kiến thức và hiểu biết về căn bệnh này, vì vậy việc giáo dục con cái về căn bệnh ung thư bản thân mắc phải có thể đánh tan đi những suy diễn lo sợ của trẻ.

Trò chuyện với tinh thần cởi mở, trung thực chính là cách giúp gìn giữ mối quan hệ lành mạnh giữa phụ huynh và con cái. Tuy nhiên, chúng tôi thừa nhận khó khăn do hoàn cảnh, ung thư vẫn là một chủ đề rất khó để mở lòng, vì vậy bài viết này sẽ đưa ra một số lời khuyên giúp bố mẹ có thể trao đổi với con cái về bệnh ung thư.

Xem xét độ tuổi, tính cách và mức độ trưởng thành của con cái

Trước khi chuyển sang chủ đề về bệnh ung thư với con cái, trước tiên bạn nên xem xét độ tuổi, tính cách, mức độ trưởng thành của chúng và sử dụng ngôn ngữ phù hợp với từng lứa tuổi. Cách bạn nói chuyện với trẻ vừa chập chững tập đi sẽ khác với cách bạn nói chuyện với trẻ vị thành niên3. Dưới đây là một số hướng dẫn giúp bạn và con cái tiếp cận chủ đề nhạy cảm này:

  • Trẻ sơ sinh và trẻ đang tập đi còn quá nhỏ để hiểu về căn bệnh này nhưng chúng vẫn có thể cảm nhận được và cảm thấy bất an trước những thay đổi về ngoại hình, cảm xúc hoặc thói quen của bố mẹ. Hãy đặc biệt quan tâm và yêu thương trẻ hơn để xây dựng cảm giác an toàn và an tâm trong môi trường sống.
  • Trẻ nhỏ trong khoảng 3-5 tuổi bắt đầu có hiểu biết cơ bản về bệnh tật. Tuy nhiên, trẻ sẽ không thể hiểu hết mọi thứ theo góc nhìn của người lớn. Trẻ có thể hiểu sai là bệnh ung thư sẽ lây lan hoặc chính trẻ là người làm bố mẹ mắc bệnh ung thư. Hãy nhanh chóng trấn an và giải thích cho con hiểu rằng con vẫn luôn được bố mẹ yêu thương và chăm sóc cho dù gia đình có nhiều thứ thay đổi ra sao.
  • Trẻ từ 6 tuổi trở lên hoặc thanh thiếu niên có thể hiểu được những giải thích phức tạp về căn bệnh của bố mẹ. Các con cũng biết thông tin về ung thư từ bạn bè, internet và mạng xã hội. Hãy tìm hiểu những thông tin nào con đã biết và loại bỏ những quan niệm sai lầm mà con học được về bệnh ung. thư Cố gắng đừng né tránh những chủ đề nhạy cảm như cái chết vì sẽ không thể tránh khỏi những câu hỏi xoay quanh vấn đề này.

Hãy xem xét mức độ nhạy cảm và khả năng đối phó với căng thẳng của con cái trước khi trò chuyện để cân nhắc lời nói và thời điểm chia sẻ. Chúng ta có thể giúp trẻ hiểu về bệnh ung thư thông qua đọc sách kèm minh họa với nội dung phù hợp cho từng lứa tuổi và cách này sẽ giúp bạn dễ dàng nói chuyện với con cái hơn.

Chọn thời điểm và địa điểm thích hợp để chia sẻ

Hãy cho bản thân thời gian để chấp nhận chẩn đoán và bình tĩnh để nói chuyện với các con về điều đó. Hãy chọn thời điểm con đang ở trạng thái bình tĩnh trong môi trường thoải mái.

Hãy chuẩn bị trước những thông tin bạn muốn chia sẻ, cách thức chia sẻ và một số câu trả lời hoặc câu hỏi mà con có thể thắc mắc. Cuộc trò chuyện này không nhất thiết diễn ra chỉ một lần; chúng ta có thể tiếp tục vào những thời điểm và giai đoạn khác khi hai bên đã sẵn sàng.

Quan trọng nhất là duy trì cuộc trò chuyện bằng cách thường xuyên khuyến khích con nói lên suy nghĩ hoặc thắc mắc

Sử dụng thuật ngữ chính xác

Điều quan trọng là phải sử dụng từ “ung thư” để con bạn không nhầm lẫn căn bệnh của bạn với một căn bệnh thông thường hay mắc phải như cúm hoặc cảm lạnh.

Hãy cân nhắc khi muốn cho con biết bạn mắc loại ung thư nào và diễn đạt từ ngữ tùy theo độ tuổi. Đối với trẻ nhỏ, hãy cho chúng biết ung thư nằm ở bộ phận nào trên cơ thể, và trẻ lớn tuổi hơn thì sử dụng tên gọi căn bệnh cụ thể, ví dụ: Bệnh bạch cầu cấp dòng tủy hoặc ung thư hạch Hodgkin.

Hãy để con đặt câu hỏ

Khi bạn kể cho con nghe về căn bệnh ung thư của mình, bạn có thể thường xuyên hỏi thăm chúng để biết rằng liệu con có còn thắc mắc điều gì không. Cách này sẽ giúp xây dựng niềm tin trong gia đình và cũng sẽ trấn an con trẻ trước những nghi ngờ lo sợ.

Điều quan trọng là phải trung thực khi trả lời câu hỏi của con. Và không cần phải giấu nếu bản thân không biết câu trả lời cho câu hỏi của chúng. Bạn luôn có thể tìm kiếm hỗ trợ từ chuyên gia y tế để giái đáp thắc mắc và hiểu rõ hơn về bệnh tình của mình.

Để con bày tỏ cảm xúc của mình

Trải qua cảm xúc khó chịu, căng thẳng hoặc sợ hãi khi nghe tin người thân mắc bệnh ung thư là điều bình thường. Cố gắng đừng ngăn cản con cảm nhận những cảm xúc này.

Thay vào đó hãy khuyến khích con bày tỏ cảm xúc và gợi ý các phương án lành mạnh để giải tỏa tâm trạng như tâm sự, vẽ tranh, viết nhật ký hoặc vui chơi. Hãy chú ý quan sát những thay đổi trong hành vi hoặc tâm trạng của con sau khi đón nhận tin buồn từ bố mẹ.

Nếu những đứa trẻ trong độ tuổi đang lớn không muốn cho bố mẹ biết cảm xúc trong lòng, bạn có thể tìm đến chuyên gia tư vấn tâm lý để giúp con vượt qua giai đoạn này.

Khi nào bố mẹ nên tìm kiếm giúp đỡ?

Một số trẻ sẽ phản ứng căng thẳng với tin buồn và dần ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng.

Nếu như không chắc chắn về quyết định của mình, bạn có thể trao đổi với chuyên gia tâm lý hoặc bác sĩ nhi khoa để được tư vấn và hỗ trợ. Không có gì phải xấu hổ khi bản thân cần được giúp đỡ để giải quyết tình huống khó khăn này.

1Rosenheim E, Reicher R. Informing children about a parent's terminal illness. J Child Psychol Psychiatry. 1985.
2Kroll L, Barnes J, Jones AL, Stein A. Cancer in parents: telling children. BMJ. 1998.
3Adams, Molly. How to talk to your kids about cancer. MD Anderson Center, 2019.


Nguồn: Parkway cancer centre.
Link gốc bài viết: https://www.parkwaycancercentre.com/sg/news-events/news-articles/news-articles-details/should-i-tell-my-kids-about-my-cancer

Các tin liên quan
Thư viện hình ảnh
Các ảnh du lịch
Ngày đăng: 07/02/2018
Lượt xem: 3207
Gửi xe ôtô, xe máy miễn phí
Liên hệ với chúng tôi

Địa chỉ: Số 6 Yecxanh, Phạm Đình Hổ, Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
Tư vấn: 0969 311 088 - 0915 150 582 (Ms. Phương)
Website: hana-med.com - Email: support@hana-med.com
Liên hệ với chúng tôi

nha khoa lavita

Địa chỉ: Số 6 Yecxanh, Phường Phạm Đình Hổ, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội
Điện thoại: 0915.150.582
Hotline: 0969.311.088 / 0915.150.582
Email: support@hana-med.com
Website: hana-med.com 
Facebook: Điều trị ung thư và Tế bào gốc tại Nhật Bản

nha khoa lavita

Bản quyền thuộc về hana-med.com . All rights reserved.
Quý khách có nhu cầu đăng ký khám, vui lòng điền thông tin theo form bên dưới và gửi cho chúng tôi. Chân thành cảm ơn!
ĐĂNG KÝ
NHẬP LẠI
Ô có dấu * Bắt buộc phải điền đủ thông tin
Tổng truy cập: 1.027.337
Số người online: 2
Hỗ trợ trực tuyến
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline
0915.150.582
  • Tư vấn viên 1Tư vấn viên 2Điện thoại: 091 515 0582Zalo, viber: Ms. Phương
  • Tư vấn viên 2Tư vấn viên 1Điện thoại: 0866 847 115Skype: BS.SơnZalo, viber: BS.Sơn
1