Đối với người đang điều trị bệnh ung thư, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng. Nếu có chế độ dinh dưỡng hợp lý, không những có thể giảm các triệu chứng đau đớn khi điều trị mà còn hỗ trợ, kéo dài số năm sống. Bởi thế vấn đề người bệnh ung thư nên ăn gì để nhanh hồi phục được nhiều người quan tâm.
Chế độ dinh dưỡng quan trọng thế nào với bệnh nhân ung thư
Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng một chế độ ăn uống phù hợp sẽ hỗ trợ người bệnh rất nhiều, cả trong và sau khi điều trị ung thư. Ngoài tác dụng tăng cường các cơ, duy trì trọng lượng ổn định, cung cấp năng lượng, chế độ dinh dưỡng còn có nhiều tác dụng như:
- Hạn chế tác dụng phụ khi điều trị và đẩy nhanh quá trình hồi phục
- Giúp vết thương mau lành, tăng tốc độ tái tạo tế bào sau mỗi đợt phẫu thuật, xạ trị hay hóa trị.
- Cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể và tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn
- Giảm nguy cơ tế bào ung thư quay trở lại
Những nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư
Trong thời gian điều trị bệnh
Bệnh nhân cần nhiều năng lượng. Nên chia nhỏ bữa ăn, tránh ăn nhiều vào cùng một bữa. Có thể ăn vặt bằng trái cây, rau củ quả luộc, sữa chua, bánh quy, bánh ngọt, trứng luộc, các loại hạt hoặc hoa quả sấy.
Trong thời gian điều trị bệnh, người bệnh có thể giảm cân đột ngột. Trường hợp này vẫn tuân theo nguyên tắc chia nhỏ bữa ăn. Nên ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu nhưng nhiều calo như sữa, các loại hạt, phô mai, bánh quy, các loại rau lá xanh.
Ngoài ra có thể tham khảo ý kiến bác sỹ về việc bổ sung thuốc vitamin và các thực phẩm dinh dưỡng khác.
Sau khi điều trị bệnh
Ăn đa dạng thực phẩm để đẩy nhanh quá trình hồi phục và giảm nguy cơ bị giảm cân. Sau khi điều trị, bệnh nhân vẫn phải chịu các tác dụng phụ, dẫn đến mất cảm giác ngon miệng. Duy trì ăn những món loãng, dễ tiêu và vẫn chia nhỏ bữa ăn trong ngày.
Quá trình hồi phục
Tuân theo chế độ dinh dưỡng cân bằng như hình minh họa sau.
Bệnh nhân ung thư nên và không nên ăn gì?
Ung thư phổi
Để hỗ trợ điều trị bệnh, người mắc ung thư phổi nên ăn những món giàu dinh dưỡng nhưng dễ tiêu như thịt nạc, thịt bò hầm, súp rau củ, cháo và các loại rau lá xanh.
Bệnh nhân đang điều trị ung thư phổi nên kiêng ăn những thực phẩm gây đờm nhớt như những món nhiều dầu mỡ, thực phẩm quá bổ dưỡng và nhiều chất béo,thực phẩm tính hàn. Nói chung kiêng thịt mỡ, hải sản, lạc, khoai lang, đồ chiên rán.
Ung thư vú
|
Súp lơ là một số loại rau xanh được bổ sung nhiều trong thực đơn dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư. |
Với bệnh nhân ung thư vú, nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, cá, ngũ cốc. Hạn chế ăn thịt đỏ.
Ung thư dạ dày
Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư dạ dày cần đầy đủ các nhóm dưỡng chất (đạm, béo, tinh bột, rau quả). Tuy nhiên thức ăn cần nấu chín mềm và loãng. Bệnh nhân nên kiêng các thực phẩm đóng hộp, đồ ăn nhanh, thực phẩm chua, thực phẩm gây đầy bụng, ợ nóng như đậu đỗ, hành, thực phẩm tăng tiết axit như nước sốt thịt và kiêng rượu bia, cà phê, trà.
Ung thư gan
Những thực phẩm tốt cho gan, giàu vitamin B, C và axit amin là những thực phẩm bệnh nhân ung thư gan nên ăn. Nên kiêng ăn thực phẩm nhiều cholesterol như nội tạng động vật, trứng cá, lòng đỏ trứng.
Ung thư vòm họng
Bệnh nhân ung thư vòm họng nên ăn các món loãng, uống nước ép rau củ quả, ăn những đồ thanh đạm. Tránh những đồ nóng, cay và đồ ăn nhiều dầu mỡ.
Bệnh nhân ung thư nên ăn uống như thế nào để giảm các tác dụng phụ khi điều trị?
Trong thời gian điều trị ung thư, bệnh nhân phải chịu các tác dụng của thuốc như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ợ nóng, nhiệt miệng.
Anh Đào
(Theo Hội đồng Ung thư Australia)
Theo Đời sống & Pháp lý